ames
Hotline 1800 2098
Làm thế nào để trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời - phần 1

Người đăng: Sưu tầm | Ngày đăng: Thứ Năm, 27/10/2016

Bạn có đang dạy con đúng cách?

Được lên chức cha mẹ, có thể nói là một trong những trải nghiệm đáng giá và hạnh phúc nhất trong cuộc đời mỗi người. Song thiên chức ấy lại không hề đơn giản. Các bậc cha mẹ sẽ không bao giờ hết việc, cho dù con họ đang ở lứa tuổi nào. Để trở thành những ông bố bà mẹ tuyệt vời, họ cần biết cách làm cho con mình cảm thấy được trân trọng và yêu thương, và chỉ dạy cho con biết đâu là sai, là đúng. Và điều quan trọng nhất là họ nên tạo môi trường tích cực, khuyến khích các con tự tin, tự lập và biết quan tâm đến người khác. Ba điều sau đây sẽ giúp các người đã, đang, thậm chí sắp làm cha mẹ trở thành một người tuyệt vời và tâm lý hơn trong mắt của các con.

ĐIỀU THỨ NHẤT: Yêu thương con

    1. Thể hiện tình cảm với con. Đôi khi điều tốt nhất mà các bậc cha mẹ có thể dành cho con là những cử chỉ yêu thương và âu yếm. Đừng coi thường những điều nhỏ nhặt như một cái nắm tay hay một cái ôm, bởi chính chúng sẽ giúp con bạn cảm nhận được sự quan tâm mà cha mẹ dành cho mình.  Hãy cho con biết rằng, bạn sẽ luôn yêu thương và ở bên cạnh chúng dù có bất cứ điều gì xảy ra.

    2. Khen ngợi con. Dành cho con những lời tán dương, khích lệ là một điều quan trọng khi bạn muốn con mình cảm thấy tự hào về những thành quả mà chúng đạt được. Nếu như bạn không tạo cho con sự tự tin cần thiết, chúng sẽ dần trở nên e dè hơn với mọi điều xung quanh. Vì thế, đừng ngại công nhận những việc làm tốt của con, hãy để cho con biết rằng bạn quan tâm và rất tự hào khi con làm một điều tốt.

    3. Tránh so sánh con với những đứa trẻ khác, đặc biệt là anh chị em ruột. Mỗi đứa trẻ đặc biệt theo cách riêng của chúng, và bạn cần công nhận sự khác biệt đó và tạo cho con những mong muốn theo đuổi sở thích và ước mơ của mình. Nếu không làm vậy, bạn đã vô tình tạo cho con tâm lý tự ti và suy nghĩ rằng chúng sẽ không bao giờ làm tốt trong mắt của cha mẹ. Nếu bạn muốn con cải thiện hành vi của mình, hãy trò chuyện về mục tiêu, dự định mà con hướng đến thay vì bắt con phải hành động giống chị gái hay bạn hàng xóm. Điều này sẽ giúp con phát triển sự tự tin thay vì tâm lý mặc cảm. 

Việc so sánh đối với một đứa trẻ có thể khiến chúng cảm thấy ganh đua với chính anh chị em của mình. Điều bạn muốn là mối quan hệ gắn bó yêu thương giữa các con mình, không phải là sự cạnh tranh.

Tránh thiên vị. Mỗi khi các con bạn cãi nhau, cố gắng đừng đứng về bên nào mà hãy trung lập và công bằng.

    4. Lắng nghe con. Bạn không nên chỉ ở đó thực thi các quy tắc, mà thay vào đó, hãy lắng nghe những vấn đề của con, từ đó bày tỏ sự quan tâm của mình. Nếu có thể, bạn nên tạo bầu không khí gần gũi để những đứa trẻ có thể chia sẻ bất kì vấn đề gì của chúng, từ nhỏ đến lớn. Bạn thậm chí có thể tận dụng thời gian trò chuyện với con hằng ngày, trước khi đi ngủ, trong bữa ăn hay trên đường đi học về.

    5. Dành thời gian cho con, nhưng đừng bao bọc và quản con quá chặt. Giữa việc bảo vệ một ai đó với việc giam cầm ai đó trong những yêu cầu quá khắt khe nghiêm ngặt có một sự khác biệt rất lớn. Hãy làm cho con cảm thấy trân trọng những khoảng thời gian chúng được ở bên cạnh bạn, thay vì một cảm giác bị bắt ép phải dành thời gian để ở bên cạnh bạn.

  • Nếu bạn có nhiều hơn 1người con, hãy thử chia khoảng thời gian rỗi của mình ra cho riêng từng đứa trẻ.
  • Tôn trọng con cũng như sở thích của con. Những đứa trẻ có quyền theo đuổi những thứ chúng yêu thích. Nếu bạn không đồng ý cho con làm điều gì đó, hãy đưa ra lý do hợp lý, thay vì chỉ nói “không”.
  • Dành 1 ngày để đi cùng con đến công viên, bảo tàng hay bất kì nơi nào con muốn.
  • Làm bài tập về nhà cùng con.

    6. Có mặt trong những sự kiện quan trọng của con. Bạn có thể vô cùng bận rộn với lịch trình làm việc, nhưng bạn nên sắp xếp thời gian để có mặt trong những khoảnh khắc quan trọng đối với con, từ buổi biểu diễn văn nghệ ở trường đến lễ tốt nghiệp. Hãy nhớ rằng những đứa trẻ lớn rất nhanh và chúng sẽ trưởng thành trước khi bạn kịp nhận ra điều đó. Bạn không bắt buộc phải bỏ hết tất cả vì con cái nhưng ít nhất nên cố gắng ở bên cạnh con vào những dịp đặc biệt.

                                                                                                                                                                                                                 (Còn tiếp)...................

(Nguồn: Wikihow)