ames
Hotline 1800 2098
Làm thế nào để trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời - phần 2

Người đăng: Sưu tầm | Ngày đăng: Thứ Năm, 27/10/2016

Bạn có đang dạy con đúng cách?

(phần II)

ĐIỀU THỨ HAI: Hãy làm một người giữ kỷ luật

    1. Thực hiện các quy tắc hợp lý. Điều quan trọng là bạn phải thiết lập các quy tắc và hướng dẫn giúp con trưởng thành hơn, nhưng đừng quá nghiêm khắc đến nỗi con bạn sẽ cảm thấy bản thân không bao giờ làm đúng được việc gì. Hãy để con yêu thương bạn hơn là lo sợ trước những quy tắc bạn bắt con tuân thủ.

  • Trẻ em nên làm quen với việc chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Nếu bạn đưa cho con một hình phạt, hãy chắc chắn rằng chúng đã biết lỗi của mình và lý do vì sao mình bị phạt. Nếu bạn không thể đưa ra lý do hợp lý thì hình phạt đó sẽ không hề có tác dụng như bạn mong muốn.
  • Không chỉ thiết lập các quy tắc hợp lý, bạn cần thực hiện nó một cách hợp lý. Việc nghiêm khắc là cần thiết nhưng cần tránh các hình phạt quá nặng, đặc biệt liên quan đến sử dụng  hình thức bạo lực đối với con.

    2. Cố gắng kiểm soát tính khí của mình. Bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, không nên khiến con cái cảm thấy sợ mình. Nếu chẳng may trong lúc mất kiểm soát, bạn có nói gì hay làm điều gì cảm thấy hối hận đối với con, bạn nên dành cho con lời xin lỗi.

    3. Có sự nhất quán trong hành động của mình. Việc luôn áp dụng những nguyên tắc đã thống nhất với con, và cố gắng không tạo ra sự ngoại lệ và châm chước trước những thái độ của con. Nếu các bậc cha mẹ để cho con làm một điều nào đó không được phép chỉ vì thấy con cứ nhõng nhẽo hay giận dỗi, những nguyên tắc của bạn sẽ rất dễ bị phá vỡ. Một khi trẻ con thấy các quy tắc dễ dàng phá bỏ, chúng sẽ không còn cảm thấy cần thiết để duy trì thực hiện những quy tắc đó.

    4. Thống nhất quan điểm với người bạn đời của mình. Hãy để con ý thức được rằng bố và mẹ luôn “trên cùng một chiến tuyến”, luôn cùng nói “có” hoặc “không” trong mọi tình huống. Nếu không, trẻ sẽ nghĩ rằng “bố dễ nịnh hơn mẹ” hoặc ngược lại.

       Điều này cũng không có nghĩa là bạn và bạn đời phải hoàn toàn nhất trí với nhau trong tất cả mọi thứ về con. Hai người nên cùng hợp tác để tìm ra giải pháp tốt nhất cho những vấn đề liên quan đến con, thay vì bảo thủ đối đầu nhau.  

       Nếu như hai người  xảy ra bất đồng trong quan điểm dạy con, nên tránh cãi nhau trước mặt con. Trẻ em có xu hướng cảm thấy bất an hay sợ hãi mỗi khi thấy bố mẹ cãi nhau. Hãy dạy cho trẻ rằng, mọi người có thể thảo luận về sự khác biệt quan điểm của họ một cách hoà bình.

    5. Đặt ra nội quy cho con. Trẻ em cần phải nhận thức được rằng chúng phải tuân theo các quy tắc trong gia đình, và cả trong cuộc sống.

  • Đặt ra những giới hạn như giờ ngủ và giờ giới nghiêm cho con. Bằng cách làm như vậy, đôi khi con bạn có thể nổi loạn tại các ranh giới, nhưng sâu bên trong, chúng cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương của cha mẹ.
  • Khuyến khích tinh thần trách nhiệm của con bằng cách giao cho con những công việc và con sẽ được thưởng nếu làm tốt hoặc bị phạt nếu như không hoàn thành. Điều này áp dụng được ngay từ khi con bạn còn bé, để chúng học được cách có trách nhiệm với công việc được giao.
  • Và tất nhiên, dạy cho những điều đúng sai. Quan trọng hơn hết, bạn cần trở thành tấm gương của con.

    6. Nghiêm khắc phê bình những hành vi chưa đúng của con thay vì phê bình bản thân con. Bạn cần nhận thức rằng hành động của con là không tốt chứ không phải con người con không tốt. Trở nên nghiêm khắc là điều cần thiết khi dạy con, nhưng quan trọng hơn, bạn cần cho con thấy chúng có cơ hội để sửa chữa những hành vi của mình.

(Còn tiếp)...................

(Nguồn: Wikihow)